– Đổi nguồn 220v, test chức năng sau kiểm tra chi tiết.
– Vệ sinh đánh bóng sản phẩm.
– Dàn tem, đóng gói sản phẩm.
QUY TRÌNH LÊN DÂY PIANO CƠ CHUYÊN NGHIỆP
1. Đúng cao độ (pitch):
– Theo tiêu chuẩn ISO 16 thì nốt La (A) ở vị trí thứ 49 trên phím đàn được gọi là chuẩn khi đạt tần số rung 440 Hz/s (440 nhịp trên một giây). Khi nốt La đạt được đúng tần số này và các nốt còn lại được chỉnh tương quan đúng với nốt La thì tổng lực căng của dây đàn Piano lên tới khoảng 15 tấn.
– Vì một số lý do, đặc biệt từ sự ảnh hưởng của việc thay đổi thời tiết nên theo thời gian dây đàn sẽ bị sai lệch đi. Lúc này người ta cần chỉnh dây đàn (tuning).
– Đàn có thể bị sai lệch ở nhiều mức, nếu chơi nhiều hay để lâu không bảo dưỡng nó có thể sai tới nửa cung hoặc hơn nữa (khoảng cách giữa 2 nốt liền kề trên bàn phím được gọi là nửa cung, mỗi nửa cung có giá trị kỹ thuật là 100 cent). Sai số an toàn chỉ nên trong vòng 4 cent, nếu sai số nhiều hơn 4 cent đàn có thể trở nên kém ổn định kể cả sau khi đã chỉnh lại dây.
– Khi sai số nhiều hơn 4 cent, người thợ chỉnh dây cần phải kéo dây về đúng cao độ rồi mới tinh chỉnh. Công việc này mất khá nhiều thời gian và thường phải chỉnh đi chỉnh lại thì đàn mới giữ được ổn định, vì thế nhiều khi người ta chọn cách để nguyên nốt La ở mức thấp rồi chỉnh đều các nốt xung quanh thấp tương ứng với nốt La hoặc chỉ kéo lên một lần mà không kiểm tra lại (đàn sẽ đúng lúc đó nhưng sai trở lại sau thời gian ngắn).
– Việc chỉnh dây đàn sai cao độ này thực sự rất có hại cho tai của người tập, ảnh hưởng tới chất lượng cũng như sự ổn định của cây đàn.
2. Toàn thể (overall):
– Cây đàn Piano có 88 nốt, các máy chỉnh dây đàn Piano hiện thông dụng tại Việt Nam (Chromatic tuner) chỉ có khả năng nghe được từ nốt số 16 đến nốt số 75. Một số phần mềm được sử dụng trên điện thoại hoặc máy tính bảng thì sai số khá nhiều. Vì vậy, người thợ sử dụng máy đó thường sẽ bỏ qua không chỉnh các nốt từ số 1 đến số 15 và nốt số 76 đến số 88 hoặc chỉnh nhưng thiếu chính xác.
– Khi sản xuất, lực căng của dây đàn đã được nhà sản xuất tính toán phân bổ đồng đều sao cho hơn 200 dây đàn được căng đều trên khắp khung đàn để khung đàn không phải chịu đựng tình trạng chênh lệch áp lực. Việc bỏ qua không chỉnh một số nốt trên đàn không những ảnh hưởng đến các hòa âm mà còn là một nguyên nhân dẫn đến vặn khung, gẫy khung sau này.
3. Sự hài hòa (harmony)
– 88 nốt trên đàn Piano được tổ chức cơ bản bởi những tổ hợp được gọi là các quãng tám (octave). Mỗi một quãng tám chứa 12 nửa cung (chromatic). Ngoài ra mỗi một nốt trên phím đàn có mối quan hệ song phương với các nốt lân cận và mối quan hệ giữa hai nốt này được gọi là một quãng, tùy theo khoảng cách xa gần từ nốt này đến nốt kia mà các quãng đó được gọi là các quãng 3, 4 hay 5, 6…
– Để có thể chỉnh được hài hòa sự tương tác giữa các nốt với nhau trên hầu hết các mối quan hệ (các quãng) người chỉnh dây đàn phải có trình độ chuyên sâu hoặc sử dụng những loại máy lên dây Piano chuyên nghiệp có hỗ trợ chức năng này (temperament). Nếu chỉ sử dụng máy thông thường và chỉnh đúng theo máy tất cả các nốt trên toàn bộ đàn, âm thanh sẽ trở nên lổn nhổn vì nó đúng ở quãng này mà sai ở quãng kia.
4. Ổn định (stable):
– Có nhiều cây đàn sau khi chỉnh dây thì nó chỉ đúng trong một thời gian rất ngắn (có thể chỉ trong một vài ngày) rồi trở nên sai lệch ở chỗ này, chỗ kia hoặc thậm chí là toàn bộ. Sở dĩ có việc này là bởi hai lý do:
(1). Người thợ chưa đủ trình độ, kinh nghiệm.
(2). Cây đàn để lâu không bảo dưỡng nên sai lệch nhiều. Muốn chỉnh cho đúng quy cách thì mất thời gian và phí sẽ cao, nói ra sợ khách hàng chê đắt không làm nên người thợ chỉ đưa ra một mức phí cơ bản rồi chỉnh qua loa miễn lúc đó đúng là được.
QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN PIANO CHUYÊN NGHIỆP
1. Đối với đàn Piano Cơ.
– Khảo sát địa điểm đến của đàn Piano cơ. Nếu đàn để ở tầng 01 thì người kỹ thuật vận chuyển chỉ cần chuẩn bị Xe đẩy giảm sóc để trung chuyển ở các vị trí ngắn. Đối với Chung cư thì người vận chuyển cũng cần chuẩn bị Xe đẩy giảm sóc để đưa đàn vào thang máy hàng và chuyển đàn đến vị trí đã chọn trước. Nếu đặt đàn ở tầng cao thì người vận chuyển bắt buộc phải khảo sát và đo đạc chi tiết các thông số cần thiết để quyết định xem chọn phương pháp sử dụng Pa-lăng chuyển qua đường Balcony hay gánh đàn qua cầu thang bộ.
– Khi vận chuyển đàn Piano, người kỹ thuật vận chuyển phải mở nắp bàn phím, quấn màng chip cẩn thận, bọc chăn dầy, phải dùng xe tải có trọng tải ít nhất 500kg trở lên để đảm bảo độ êm cho đàn. Nếu các đoạn đường trung chuyển dài quá 20m thì người vận chuyển bắt buộc phải dùng xe đẩy giảm sóc để tránh cho đàn bị rung động phần máy móc bên trong.
– Sau khi vận chuyển yêu cầu bắt buộc với quy trình vận chuyển là phải kiểm tra căn chỉnh lại toàn bộ hệ thống máy móc đàn và lên dây. Mọi sai sót dù là nhỏ nhất kĩ thuật phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường xứng đáng cho khách hàng.
2. Đối với đàn Piano điện.
– Đàn Piano điện cần được tháo rời thành 02 phần: đầu đàn và khung chân pedan.
– Đàn cần được mở nắp bàn phím, bọc màng chip cẩn thận và phải được quấn chăn. Loại xe thích hợp để vận chuyển đàn Piano điện là xe tải 500kg.
– Khi gần đến địa điểm cần chuyển thì đàn cần được tách làm 02 phần (đầu và chân) để bê bộ bằng tay để đảm bảo đàn không bị xước xát va chạm trong quãng đường trung chuyến.
– Kĩ thuật viên vận chuyển cần kiểm tra, test đàn cẩn thận trước khi bàn giao cho khách hàng. Mọi sai sót dù là nhỏ nhất kĩ thuật phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường xứng đáng cho khách hàng.